Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
127479

Sự hình thành xã Phú Lệ

Ngày 05/08/2020 15:52:31

Phú Lệ được thành lập..........

ĐỊA CHÍ.doc

I. VỊ TRÍ, DIỆN TÍCH, DÂN SỐ VÀ DÂN TỘC

1.Vị trí địa giới

1.1.Vị trí: Xã Phú Lệ nằm về phía tây của huyện Quan Hóa, cách trung tâm huyện 24km.

1.2. Địa giới

- Phía Đông giáp xã Thành Sơn huyện Bá Thước

- Phía Tây giáp xã Phú Thanh

- Phía Nam giáp xã Phú Xuân

- Phía Bắc giáp tỉnh Hòa Bình

2. Diện tích tự nhiên: Tổng diện tích tích tự nhiên: 4.341,13 ha. Trong đó:

- Diện tích đất nông nghiệp (a+b+c+d) : 4.212,07 ha (chiếm 97,02 %)

a). Đất sản xuất nông nghiệp: 100,51 ha

Cây hàng năm

+ Đất trồng lúa : 45,37 ha

+ Đất cỏ dùng vào chăn nuôi: 3,7 ha

+ Đất trồng cây hàng năm khác : 0,4 ha

Cây lâu năm

+ Cây công nghiệp lâu năm : 0,3 ha

+ Cây ăn quả : 9 ha

+ Cây lâu năm khác : 4 ha

b) Đất lâm nghiệp : 4.109,04 ha

+ Đất rừng sản xuất : 1.819,43 ha

+ Đất rừng phòng hộ: 431,74 ha

+ Đất rừng đặc dụng: 1.858,26 ha

c). Đất nuôi trồng thuỷ sản : 2,12 ha

+ Đất nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt : 2,12ha

d) Đất nông nghiệp khác :

- Diện tích đất phi nông nghiệp: 120,73ha ( chiếm 2,78 %)

-. Diện tích đất chưa sử dụng: 8,33 ha ( chiếm 0,2%)

3. Dân số và dân tộc

3.1. Tổng dân số: người. 1.852 người. Trong đó Nam 947; Nữ 905.

3.2. Dân số trong độ tuổi lao động 1.189 người ( chiếm 64,2%).

3.3. Mật độ dân số 42,7 người/km2.

3.4. Thành phần dân tộc:

+ Dân tộc Thái: 1.780 người (Chiếm 96,1 %)

+ Dân tộc Mường: 36 người (Chiếm 1,95 %)

+ Dân tộc Kinh: 36 người (Chiếm 1,95%)

+ Dân tộc Mông: 0 người (Chiếm 0 %)

+ Các dân tộc khác: 0 người (Chiếm 0 %)

3.5. Tiếng nói chung để giao lưu, giao dịch chủ yếu trong phạm vi địa bàn xã: chủ yếu là Tiếng Thái.

II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH XÃ/ THỊ TRẤN

1. Tên gọi:

1.1. Tên gọi trước đây: Mường Ánh Tên gọi theo tiếng dân tộc Thái. Ý nghĩa của tên gọi: trước đây Mường Ánh gồm 4 xã Phú Lê, Phú Sơn, Phú Xuân, Phú Thanh ngày nay, lấy tên Mường Ánh theo Mó Pom Ánh tại Bản Chiềng xã Phú Sơn.

1.2.Tên gọi hiện nay: Phú Lệ. Tên gọi theo tiếng dân tộc Thái.Ý nghĩa của tên gọi ( không rõ)

2. Lịch sử hình thành: .

2.1. Xã Phú Lệ (thuộc Mường Ánh) được thành lập từ lâu đời gồm 4 xã: Phú Lệ, Phú Thanh, Phú Sơn, Phú Xuân.

Ngày 13 tháng 6 năm 1966, Bộ Nội vụ đã ra Quyết định số 98 về việc điều chỉnh địa giới. Trong đó có việc thành lập xã Phú Xuân trên cơ sở hợp nhất gồm có 5 chòm (HTX) đó là: HTX chòm Mỏ, HTX chòm Pan, HTX chòm Phé, HTX chòm Bá, HTX chòm Mí thuộc xã Phú Lệ (Mường Ánh) .

Ngày 29 - 02 – 1988, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 19 – HĐBT “Về việc phân vạch địa giới hành chính một số xã của huyện Như Xuân, huyện quan Hóa thuộc tỉnh Thanh Hóa do Phó Chủ tịch kiêm Tổng Bí thư Hội đồng Bộ trưởng ký; Quyết định số 35/TBTC-QH, ngày 30 tháng 4 năm 1988 của Chủ tịch UBND huyện Quan Hóa về việc thông báo Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng chia tách xã Phú Lệ thành 3 xã Phú Lệ, Phú Thanh, Phú Sơn.

Ngày 25/6/1988, tại hội trường Nà Bó, Bản Sại, xã Phú Lệ đồng chí Hà Văn Nguyến- Chủ tịch UBND huyện công bố Quyết định chia tách xã. Từ ngày 26 tháng 6 năm 1988 phân chia tài sản, ranh giới theo bản đồ số...đồng thời theo quyết định số 04-QĐ-UBND, ngày 20/5/1988 về việc phân công trách nhiệm giữ các chức vụ lãnh đạo ở các xã Phú Lệ, Phú Thanh, Phú Sơn.

Xã Phú Lệ hiện nay có 4 bản (bản Sại, bản Tân Phúc, bản Đuốm, bản Hang)

2.2. Phú Lệ là vùng đất có nhiều khoáng sản quý trên và dưới lòng đất. Dọc các con suối nhỏ và dọc sông Mã có khoáng sản vàng. Ngoài ra đá vôi, cát, sỏi là vật liệu xây dựng sẵn có. Đây thực sự là nguồn tài nguyên quý giá cần được khai thác hợp lý.

Đặc biệt Phú Lệ nằm trong quần thể núi đá vôi với khu bảo tồn cảnh quan núi đá vôi Pù Luông – Cúc Phương. Có khu tưởng niệm hang Co Phường tại bản Sại ngoài ra còn có nhiều phong tục tập quán mang đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc Thái – Mường. Phú Lệ là nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của huyện, có vị trí chiến lược quan trọng là nơi trú quân của nhiều đoàn quân dân quân hỏa tuyến hành quân lên Điện Biên Phủ và chiến dịch Thượng Lào. Các công trình tâm linh, tưởng niệm được xây dựng gắn với chiến tích của những đoàn quân qua đây cùng với sự đóng góp của quân và dân Phú Lệ. Tất cả những di tích lịch sử văn hóa, phong tục tập quán, lễ hội truyền thống hiện đang gìn giữ, tôn tạo, quảng bá và là cơ hội phát triển du lịch sinh thái hiện nay, kết hợp với du lịch Hòa Bình và vùng Tây Bắc, tạo thành điểm thu hút khách du lịch đặc biệt với du khách nước ngoài.

2.3. Địa dư hành chính của xã Phú Lệ thuộc Mường Ánh, tổng Quan Hóa.

III. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, LỊCH SỬ, KINH TẾ - XÃ HỘI, VĂN HÓA

1. Đặc điểm tự nhiên

1.1. Khái quát đặc điểm địa hình của xã

Phú Lệ là một trong những xã khó khăn của huyện Quan Hóa, cách trung tâm huyện 24 km về phía tây, dân cư sinh sống phân bố rải rác dọc sông Mã và ven bờ suối Pưng. Phía đông bắc giáp xã Thành Sơn (huyện Bá Thước); phía tây giáp xã Phú Sơn; phía nam giáp xã Phú Xuân; phía bắc giáp huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Tổng số hộ trên toàn xã là 422 hộ, với số khẩu 1.852 khẩu. Ngành nghề chủ yếu là sản xuất lâm – nông nghiệp. Phú Lệ có vị trí chiến lược quan trọng do nằm trên Quốc lộ 15A và đường 521 Phú Lệ- Cành Nàng, thuận tiện cho việc phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa.

Xã Phú Lệ có địa hình tương đối phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi, độ dốc lớn mang đậm nét đặc trưng của miền núi Thanh Hóa, độ cao trung bình từ 500 – 600m so với mực nước biển, độ dốc lớn từ 100 - 25 0. Xung quanh là các dãy núi cao, do đó việc bố trí, tổ chức sản xuất nông nghiệp cũng như phát triển mạng lưới giao thông, thủy lợi gặp rất nhiều khó khăn.

Phú Lệ có nhiệt đới nóng ẩm mang đậm nét của vùng núi cao, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22 – 230, trung bình thấp nhất là 110, cao nhất là 390. Biên độ nhiệt ngày đêm từ 4 – 100C.

Thời tiết được phân chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa khô và mùa mưa. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, có những đợt rét đậm, rét hại, mực nước ngầm giảm, các khe suối cạn kiệt, hạn hán có thể xảy ra. Mùa mưa tập trung từ tháng 6 đến tháng 10, thường xảy ra lũ ống, lũ quét gây sạt lở đất, cuốn trôi cây trồng, vật nuôi, tàn phá các công trình thủy lợi, đường giao thông đi lại, mùa mưa có những tháng có thời tiết nắng nóng, kèm theo những đợt gió Lào khô rát, ảnh hưởng đến sản xuất nông – lâm nghiệp và nguy cơ cháy rừng cao.

Phú Lệ có nguồn tài nguyên rừng rất lớn được sự bồi đắp của khí hậu đã góp phần quan trọng trong sự phát triển của cây trồng sinh trưởng và phát triển. Nhờ sự đa dạng của các yếu tố sinh thái, địa hình và thổ nhưỡng mà hệ động thực vật trên địa bàn khá đa dạng và phong phú, là địa phương có diện tích rừng đặc dụng thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông là nơi hội tụ của các loại động, thực vật sinh trưởng quý hiếm cần được bảo vệ và khai thác hợp lý. Đối với rừng sản xuất, cây trồng chủ yếu là cây luồng, ngoài ra còn có nứa, xoan, keo, lát…với trữ lượng ở mức trung bình, rừng gỗ thuộc loại rừng non và rừng nghèo, các loại rừng tre, nứa hỗn giao cũng đều ở tình trạng nghèo.

Tài nguyên nước của Phú Lệ chủ yếu phụ thuộc vào chế độ nước tự nhiên của hệ thống sông suối, dòng chảy tương đối ổn định, song lưu lượng không nhiều, hạn chế đến việc cung cấp nước. Bên cạnh đó, nguồn nước ngầm có trữ lượng ít, khó khăn cho việc khai thác.

Phú Lệ là vùng đất có nhiều khoáng sản quý trên và dưới lòng đất. Dọc các con suối nhỏ và dọc sông Mã có khoáng sản vàng. Ngoài ra đá vôi, cát, sỏi là vật liệu xây dựng sẵn có. Đây thực sự là nguồn tài nguyên quý giá cần được khai thác hợp lý.

Đặc biệt Phú Lệ nằm trong quần thể núi đá vôi với khu bảo tồn cảnh quan núi đá vôi Pù Luông – Cúc Phương. Có khu di tích Lịch sử hang Co Phường tại bản Sại ngoài ra còn có nhiều phong tục tập quán mang đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc Thái – Mường.

1.2 Khái quát các loại đất chủ yếu phân bố trên địa bàn của xã

- Đất sản xuất nông nghiệp :100,51 ha

- Đất lâm nghiệp:4109,44 ha

-Đất nuôi trồng thủy sản:12,12 ha

- Đất phi nông nghiệp:120,73 ha

- Đất ở: 23,47 ha

- Đất chuyên dùng :30,51 ha

- Đất chưa sử dụng:8,33 ha

1.3. Hệ thống sông, suối lớn chảy qua địa bàn của xã;

Hệ thống sông suối gồm có Sông Mã và suối Pưng, được gọi theo tiếng dân tộc Thái.

Sông Mã là sông chảy nhanh như con ngựa phi nên gọi là sông Mã

Nguồn gốc của sông Mã là được bắt nguồn từ Điện Biên, chảy qua địa bàn Bản Sại với độ dài 7km.

Suối Pưng gọi theo sự tích của cha ông, nguồn gốc bắt nguồn từ bản Pà Ban xã Thành Sơn Bá Thước, đều chảy qua 04 thôn bản của xã với độ dài là 10km.

1.2. Hệ thống đồi, núi đá, núi đất, độ cao của núi trong địa bàn của xã

- Hệ thống đồi, núi thuộc địa bàn Bản Sại gồm có 04 đồi và 03 núi đá:

Tên đồi:

Pom co Lềm độ cao 1.500m, gọi theo tên một nhóm gỗ

Pom Bá độ cao 1000m, gọi theo tên xưa nay có cây đa mọc trên đó

Pom ca Đăng độ cao 1.500m, có hai đồi như sống mũi nên gọi như vậy

Săn Tenh Be độ cao 2000m

Cằng Pù Hào độ cao khoảng 600m

Núi đá:

Pha khao, độ cao 2.500m, là núi đá trắng

Pha Bó lạnh, độ cao 3000m, có nước vào mùa mưa và khô cạn vào mùa khô

Pha Đun độ cao 300m, núi đối diện với mó nước Đun

- Hệ thống đồi, núi thuộc Bản Tân Phúc: Đồi Xam Kha, độ cao: 1.300m; Đồi Săn Tanh Be, độ cao: 1.500m; Đồi Săn Hông, độ cao: 1000m; Đồi Săn Tíu, độ cao: 800m; Đồi Săn Hống, độ cao: 1.300m; Đồi săn Mói, độ cao: 1.300m; Đồi Săn Khằm, độ cao: 1.300m.

+ Núi đá: Núi Phá Lọng ; Núi Phá Bó Lạnh; Núi Phá Mường Mú.

+ Đồi núi đá, núi đất gọi theo tiếng Thái.

- Hệ thống đồi, núi thuộc địa bàn Bản Đuốm: Núi Đá vôi ,Độ cao 620m.

- Hệ thống đồi, núi thuộc địa bàn Bản Hang: Núi Cằng Hào độ cao khoảng 600m ; ý nghĩa do giáp núi Nàng Tơ pha Úm Lúc; Tên gọi của đồi núi đá theo tiếng dân tộc Thái.

Pha Lăng Hườn: độ cao khoảng 620m. Gọi theo tiếng dân tộc thái. Ý nghĩa tên gọi là núi đá ở đằng sau bản vì tiếng thái “pha” là núi, “lăng hườn” là sau bản làng gọi đồi là Lăng Hườn theo tiếng dân tộc Thái.

Pha Pán: được gọi theo tiếng dân tộc thái; ý nghĩa là chắn gió và che khuất tầm nhìn, theo tiếng thái “pha” là Núi, “Pán” là che chắn.

1.5. Hệ thống hang, động nằm trong phạm vi địa bàn của xã

- Hệ thống Hang động trên địa bàn Bản Sại gồm có 04 hang động: Hàng Pưng, Hang Trạng, Hang Pha Đun và Hang Co Phường.

Tên gọi của các Hang động được gọi theo tiếng dân tộc Thái

+ Hang Pưng là Hang ở cuối nguồn suối Pưng nên gọi là Hang Pưng.

+ Hang Trạng là có hình đầu con voi nên gọi là Hang Trạng

+ Hang Pha Đun là Hang đối diện với mó nước Đun nên gọi là Pha Đun

+ Hang Co Phường là hang có cây khế, nay là khu Di tích Lịch sử Hang Co Phường.

+ Hang Càng Cói: là Hang con Ma Cà Rồng trú ẩn nên gọi là Càng Cói( Ma cà Rồng)

+Hang Bo Mười gọi theo tiếng thái, theo truyền thuyết ngày xưa các cụ gọi Hang Bo Mười vì trước cửa Hang có một Mó nước và ở đó có một bụi Bương gọi theo tiếng Thái là Co Mười nên người dân đặt tên là Hang Bo Mười, thuộc địa bàn bản Hang.

Hang bó Hang( có nghĩa là có hang sâu ) Hang bó Khoòng nó từ Mường Khoòng sang hiện là Bá Thước.( thuộc bản Hang)

Bó địp nghĩa Địp là sống uống được nước sống.( thuộc bản Hang)

1.6. Hệ thống thung lũng trong phạm vi địa bàn của xã

Tên thung lũng: Thung Hang thuộc địa bàn các bản Hang.Tên gọi thung lũng theo tiếng dân tộc Thái, ý nghĩa của tên gọi: ngày xưa có người dân bản Hang tản cư vào làm kinh tế ở đó nên gọi thung Hang.

Thung Lũng Mường Mu gọi theo tiếng dân tộc thái, Ý nghĩa là phạm vi rộng, có nhiều lợn rừng sinh sống tại đó nên gọi là Mường Mú ( Lợn).

1.7. Các loài động vật rừng chủ yếu trước đây và hiện nay trên địa bàn của xã

Các loài động vật rừng chủ yếu trước đây: Bò tót, Hổ, Nai, Hoẵng, lợn lòi, hổ, khỉ…Phân bố trên địa bàn bốn thôn bản.

Các loài động vật rừng chủ yếu hiện nay: Hoãng, nhím, khỉ, lơn lòi, gà rừng, sơn dương vẫn đang còn và phân bố chủ yếu thuộc địa bàn Bản Đuốm và Bản Hang

1.8 Các loài thực vật (gồm các loại gỗ, cây làm nguyên liệu công nghiệp, cây làm thuốc và các loại thảm thực vật khác...).như: Sến, Tấu, Nghiến, Trò, Lim, Tre, Luồng, Xoan, Sa Nhân, Khúc Khắc, Cu Ly, Máu Chó…hiện nay còn nhưng trữ lượng ít phân bố đều trên bốn thôn bản.

a) Các loài thực vật( gồm các loại gỗ, cây làm nguyên liệu công nghiệp, cây làm thuốc) trước đây: Sa nhân, Khúc Khắc, Củ Ba Mươi, Máu Chó, Sến, Tấu, Nghiến, Trò, Lim…Phân bố đều trên bốn thôn bản và đều được sử dụng làm thuốc và làm nguyên liệu công nghiệp và đem lại giá trị kinh tế cao.

b) Các loài thực vật hiện nay đang còn là: Trò, Lim, Xến. Trai, nghiến, Xến Tấu, Tre, Luồng, Xoan ; Cây dược liệu: Sa Nhân, Khúc khắc, cu ly, Máu chó; phân bố đều trên 04 thôn bản và đều đem lại hiệu quả kinh tế cao.

2. Đặc điểm lịch sử

2.1. Các di tích lịch sử trên địa bàn xã.

Trên địa bàn xã có Khu Di tích lịch sử Hang Co Phường thuộc địa bàn Bản Sại.

Khu Dích tích lịch sử hang Co Phường gắn với sự kiện lịch sử đó là: Tại Bản Sại ( Hang Co Phường) là điểm trung chuyển lương thực phục vụ cho chiến dịch Thượng Lào, khi dân công hỏa tuyến đến tại điểm nghỉ ( Hang Co Phường) thì bị máy bay thực dân Phúp oanh tạc ném bom vào ngày 02 tháng 4 năm1953 làm cho 11 dân công hỏa tuyến hi sinh trong hang Co Phường khi chạy vào trong hang ẩn nấp, đa số là người con của huyện Thiệu Hóa. Để tri ân và tưởng nhớ công lao của 11 liệt sỹ hi sinh tại Hang Co Phường. Đảng và Nhà nước bước đầu đã đầu tư xây Bia tưởng niệm Hang co Phường vào năm 1997sau đó đến năm 2011được nâng cấp lên thành Khu Di tích lịch sử cách mạng( cấp tỉnh). Đây là địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống anh hùng cách mạng cho các thế hệ mai sau.

2.2. Các sự kiện lịch sử quan trọng cần lưu ý

Giai đoạn 1964 – 1973, đế quốc Mỹ đánh phá miền Bắc, dân quân du kích xã Phú Lệ tham gia trực chiến, phòng không bảo vệ các công trình giao thông, cầu đường, bảo vệ khu vực dân cư và tổ chức cho nhân dân sơ tán tránh máy bay địch bắn phá. Đế quốc Mỹ đã ném hàng trăm tấn bom đạn xuống cầu suối Pưng và đồng ruộng sản xuất của bản. Tháng 10 – 1965 đến 14 - 5 – 1967, các đồng chí Hà Kim Tấn, Hà Văn Tọn, Vi Văn Ngọm cùng đội du kích xã bắn rơi máy bay địch tại đỉnh núi Pha U Hò.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, bộ đội và du kích xã Phú Lệ gồm 19 người. Trong đó, hi sinh trong cuộc kháng chiến 9 người.( danh sách xem phụ lục)

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, bộ đội và du kích xã Phú Lệ là 102 người. Trong đó, hi sinh trong cuộc kháng chiến 29 người. (danh sách xem phụ lục )

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ xã Phú Lệ có 34 người là Thương binh, Bệnh binh.

Dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ,chiến tranh bảo vệ tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế gồm 66 người ( danh sách xem phụ lục)

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ nhân dân xã Phú Lệ đã có nhiều đóng góp cả về sức người và của góp phần vào công cuộc bảo vệ tổ quốc. Đặc biệt là ngày 14/5/1967 lực lượng dân quân xã đã bắn rơi được một máy bay F105 của Mỹ tại đỉnh Pha U Hò. Từ những thành tích đã đạt được đến năm 1996 tại Quyết định số 761 KT/CTN, ngày 29 tháng 01 năm 1996 xã Phú Lệ được Chủ tịch Nước phong tặng Danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

2.3. Khái quát thành tích nổi bật trong xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới.

Từ sau khi chia tách xã đến nay cùng với sự đổi mới do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, tháng 12/ 1986, cán bộ và nhân dân xã Phú Lệ đã không ngừng đổi mới, trong quá trình xây dựng, phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân. Đến nay kinh tế của xã đã có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống của nhân dân không ngừng được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần. Tính đến năm 2016 tổng giá trị sản xuất của xã đạt 23.770.312.500đ, thu nhập bình quân đầu người đạt 12.650.000đ/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm xuống còn 134 hộ chiếm 32,2%.

Thời điểm hiện tại 4/4 thôn bản của xã được công nhận bản văn hóa cấp huyện. Trong năm 2016 công nhận được 225 hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa từ 3 năm trở lên.

Trình độ trung học, THPT và số lượng học sinh thi đậu vào các trường Cao đẳng, Đại học ngày càng tăng.

Về xây dựng nông thôn mới tính đến hết năm 2016 xã đạt 10/19 tiêu chí. Phấn đấu trong năm 2017 Bản Hang đạt chuẩn nông thôn mới.

2.4. Những gương cá nhân, gia đình, dòng họ tiêu biểu điển hình của xã có nhiều đóng góp cho quê hương, đất nước gồm:

stt

Họ và tên

Quê quán

Chức vụ

1

Hà Văn Nhậm

Bản Sại- Phú Lệ

Nguyên là CN HTX Chòm Sại- Du kích chống pháp

2

Vi Văn Ọ

Bản Sại – Phú Lệ

Nguyên Bí Thư Chi bộ đầu tiên của Chòm Sại

3

Phạm Minh Do

Bản Đuốm- Phú Lệ

Nguyên Bí thư Đảng ủy- Đại biểu QH khóa XV- XVI

4

Hà Kim Đính

Bản Sại- Phú Lệ

Đại tá- Phó CHQS tỉnh Thanh Hóa

5

Hà Xuân Thém

Bản Tân Phúc- Phú Lệ

Nguyên CB Tổ chức Huyện ủy

6

Hà văn Nguyến

Bản Hang- Phú Lệ

Nguyên CT UBND huyện Quan Hóa

7

Hà Kim Tấn

Bản Sại – Phú Lệ

Dân Quân Du Kích bắn rơi Máy bay tại Pha U Hò

8

Hà Xuân Pớt

Bản Sại- Phú Lệ

Đại Tá- Chủ nhiệm hậu cần Binh đoàn 678

9

Hà Đức Lý

Bản Sại- Phú Lệ

Nguyên CT UBND huyện Quan Hóa

10

Hà Mạnh Hùng

Bản Sại- Phú Lệ

Nguyên Bí thư Huyện ủy Quan Hóa

3. Đặc điểm kinh tế- xã hội

3.1. Các loại cây trồng chủ yếu:

Trên địa bàn xã cây trồng chủ yếu là cây luồng, xoan, cây chuối, cây lúa, ngô, khoai, sắn…

3.2. Các loại cây làm hàng hóa mũi nhọn: cây luồng

3.3. Các loài vật nuôi chủ yếu: trâu, bò, lợn, gà, vịt, chó…

3.4. Hệ thống trang trại, gia trại trên địa bàn của xã : do điều kiện tự nhiên, diện tích đất canh tác, điều kiện kinh tế không đảm bảo để làm trang trại, do vậy trên địa bàn xã không có trang trại nào mà chủ yếu là chăn nuôi hộ gia đình nhỏ lẻ.

3.5. Trên địa bàn xã có những loại rừng sau: rừng phòng hộ, rừng sản xuất, rừng đặc dụng.

3.6. Các nghề truyền thống trước đây như: nghề dệt thổ cẩm, đan lát. Hiện nay vẫn duy trì trên 4 thôn bản của xã.

3.7. Các chợ trên địa bàn của xã: trước đây có chợ Phú lệ. Nhưng do hoạt động của chợ hiệu quả không cao nên đã giải tán.

3.8. Hệ thống tưới tiêu ruộng đồng: Nguồn nước của hệ thống tưới tiêu lấy từ mương phai kiên cố, sông suối, mó nước....

3.9. Địa bàn xã không có công trình thủy điện quốc gia nào, Bản Sại nằm trong lòng hồ Thủy điện Hồi Xuân.

3.10. Các tuyến đường giao thông trên địa bàn xã

- Địa bàn xã có đường quốc lộ 15A đi qua với tổng chiều dài 4km và đường 521 Phú Lệ - Cành Nàng với tổng chiều dài 10km.

-Trên địa bàn xã gồm 3 cái cầu: Cầu qua Suối Pưng trên quốc lộ 15A( thuộc Bản Sại), cầu cứng trên đường 521 Phú Lệ- Cành Nàng ( Thuộc Bản tân Phúc), và cầu treo qua Sông Mã nối liền giữa xã Phú Lệ và Phú Sơn. ( thuộc bản Sại)


Sự hình thành xã Phú Lệ

Đăng lúc: 05/08/2020 15:52:31 (GMT+7)

Phú Lệ được thành lập..........

ĐỊA CHÍ.doc

I. VỊ TRÍ, DIỆN TÍCH, DÂN SỐ VÀ DÂN TỘC

1.Vị trí địa giới

1.1.Vị trí: Xã Phú Lệ nằm về phía tây của huyện Quan Hóa, cách trung tâm huyện 24km.

1.2. Địa giới

- Phía Đông giáp xã Thành Sơn huyện Bá Thước

- Phía Tây giáp xã Phú Thanh

- Phía Nam giáp xã Phú Xuân

- Phía Bắc giáp tỉnh Hòa Bình

2. Diện tích tự nhiên: Tổng diện tích tích tự nhiên: 4.341,13 ha. Trong đó:

- Diện tích đất nông nghiệp (a+b+c+d) : 4.212,07 ha (chiếm 97,02 %)

a). Đất sản xuất nông nghiệp: 100,51 ha

Cây hàng năm

+ Đất trồng lúa : 45,37 ha

+ Đất cỏ dùng vào chăn nuôi: 3,7 ha

+ Đất trồng cây hàng năm khác : 0,4 ha

Cây lâu năm

+ Cây công nghiệp lâu năm : 0,3 ha

+ Cây ăn quả : 9 ha

+ Cây lâu năm khác : 4 ha

b) Đất lâm nghiệp : 4.109,04 ha

+ Đất rừng sản xuất : 1.819,43 ha

+ Đất rừng phòng hộ: 431,74 ha

+ Đất rừng đặc dụng: 1.858,26 ha

c). Đất nuôi trồng thuỷ sản : 2,12 ha

+ Đất nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt : 2,12ha

d) Đất nông nghiệp khác :

- Diện tích đất phi nông nghiệp: 120,73ha ( chiếm 2,78 %)

-. Diện tích đất chưa sử dụng: 8,33 ha ( chiếm 0,2%)

3. Dân số và dân tộc

3.1. Tổng dân số: người. 1.852 người. Trong đó Nam 947; Nữ 905.

3.2. Dân số trong độ tuổi lao động 1.189 người ( chiếm 64,2%).

3.3. Mật độ dân số 42,7 người/km2.

3.4. Thành phần dân tộc:

+ Dân tộc Thái: 1.780 người (Chiếm 96,1 %)

+ Dân tộc Mường: 36 người (Chiếm 1,95 %)

+ Dân tộc Kinh: 36 người (Chiếm 1,95%)

+ Dân tộc Mông: 0 người (Chiếm 0 %)

+ Các dân tộc khác: 0 người (Chiếm 0 %)

3.5. Tiếng nói chung để giao lưu, giao dịch chủ yếu trong phạm vi địa bàn xã: chủ yếu là Tiếng Thái.

II. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH XÃ/ THỊ TRẤN

1. Tên gọi:

1.1. Tên gọi trước đây: Mường Ánh Tên gọi theo tiếng dân tộc Thái. Ý nghĩa của tên gọi: trước đây Mường Ánh gồm 4 xã Phú Lê, Phú Sơn, Phú Xuân, Phú Thanh ngày nay, lấy tên Mường Ánh theo Mó Pom Ánh tại Bản Chiềng xã Phú Sơn.

1.2.Tên gọi hiện nay: Phú Lệ. Tên gọi theo tiếng dân tộc Thái.Ý nghĩa của tên gọi ( không rõ)

2. Lịch sử hình thành: .

2.1. Xã Phú Lệ (thuộc Mường Ánh) được thành lập từ lâu đời gồm 4 xã: Phú Lệ, Phú Thanh, Phú Sơn, Phú Xuân.

Ngày 13 tháng 6 năm 1966, Bộ Nội vụ đã ra Quyết định số 98 về việc điều chỉnh địa giới. Trong đó có việc thành lập xã Phú Xuân trên cơ sở hợp nhất gồm có 5 chòm (HTX) đó là: HTX chòm Mỏ, HTX chòm Pan, HTX chòm Phé, HTX chòm Bá, HTX chòm Mí thuộc xã Phú Lệ (Mường Ánh) .

Ngày 29 - 02 – 1988, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 19 – HĐBT “Về việc phân vạch địa giới hành chính một số xã của huyện Như Xuân, huyện quan Hóa thuộc tỉnh Thanh Hóa do Phó Chủ tịch kiêm Tổng Bí thư Hội đồng Bộ trưởng ký; Quyết định số 35/TBTC-QH, ngày 30 tháng 4 năm 1988 của Chủ tịch UBND huyện Quan Hóa về việc thông báo Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng chia tách xã Phú Lệ thành 3 xã Phú Lệ, Phú Thanh, Phú Sơn.

Ngày 25/6/1988, tại hội trường Nà Bó, Bản Sại, xã Phú Lệ đồng chí Hà Văn Nguyến- Chủ tịch UBND huyện công bố Quyết định chia tách xã. Từ ngày 26 tháng 6 năm 1988 phân chia tài sản, ranh giới theo bản đồ số...đồng thời theo quyết định số 04-QĐ-UBND, ngày 20/5/1988 về việc phân công trách nhiệm giữ các chức vụ lãnh đạo ở các xã Phú Lệ, Phú Thanh, Phú Sơn.

Xã Phú Lệ hiện nay có 4 bản (bản Sại, bản Tân Phúc, bản Đuốm, bản Hang)

2.2. Phú Lệ là vùng đất có nhiều khoáng sản quý trên và dưới lòng đất. Dọc các con suối nhỏ và dọc sông Mã có khoáng sản vàng. Ngoài ra đá vôi, cát, sỏi là vật liệu xây dựng sẵn có. Đây thực sự là nguồn tài nguyên quý giá cần được khai thác hợp lý.

Đặc biệt Phú Lệ nằm trong quần thể núi đá vôi với khu bảo tồn cảnh quan núi đá vôi Pù Luông – Cúc Phương. Có khu tưởng niệm hang Co Phường tại bản Sại ngoài ra còn có nhiều phong tục tập quán mang đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc Thái – Mường. Phú Lệ là nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của huyện, có vị trí chiến lược quan trọng là nơi trú quân của nhiều đoàn quân dân quân hỏa tuyến hành quân lên Điện Biên Phủ và chiến dịch Thượng Lào. Các công trình tâm linh, tưởng niệm được xây dựng gắn với chiến tích của những đoàn quân qua đây cùng với sự đóng góp của quân và dân Phú Lệ. Tất cả những di tích lịch sử văn hóa, phong tục tập quán, lễ hội truyền thống hiện đang gìn giữ, tôn tạo, quảng bá và là cơ hội phát triển du lịch sinh thái hiện nay, kết hợp với du lịch Hòa Bình và vùng Tây Bắc, tạo thành điểm thu hút khách du lịch đặc biệt với du khách nước ngoài.

2.3. Địa dư hành chính của xã Phú Lệ thuộc Mường Ánh, tổng Quan Hóa.

III. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, LỊCH SỬ, KINH TẾ - XÃ HỘI, VĂN HÓA

1. Đặc điểm tự nhiên

1.1. Khái quát đặc điểm địa hình của xã

Phú Lệ là một trong những xã khó khăn của huyện Quan Hóa, cách trung tâm huyện 24 km về phía tây, dân cư sinh sống phân bố rải rác dọc sông Mã và ven bờ suối Pưng. Phía đông bắc giáp xã Thành Sơn (huyện Bá Thước); phía tây giáp xã Phú Sơn; phía nam giáp xã Phú Xuân; phía bắc giáp huyện Mai Châu, tỉnh Hòa Bình. Tổng số hộ trên toàn xã là 422 hộ, với số khẩu 1.852 khẩu. Ngành nghề chủ yếu là sản xuất lâm – nông nghiệp. Phú Lệ có vị trí chiến lược quan trọng do nằm trên Quốc lộ 15A và đường 521 Phú Lệ- Cành Nàng, thuận tiện cho việc phát triển kinh tế và giao lưu văn hóa.

Xã Phú Lệ có địa hình tương đối phức tạp, bị chia cắt bởi nhiều dãy núi, độ dốc lớn mang đậm nét đặc trưng của miền núi Thanh Hóa, độ cao trung bình từ 500 – 600m so với mực nước biển, độ dốc lớn từ 100 - 25 0. Xung quanh là các dãy núi cao, do đó việc bố trí, tổ chức sản xuất nông nghiệp cũng như phát triển mạng lưới giao thông, thủy lợi gặp rất nhiều khó khăn.

Phú Lệ có nhiệt đới nóng ẩm mang đậm nét của vùng núi cao, nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22 – 230, trung bình thấp nhất là 110, cao nhất là 390. Biên độ nhiệt ngày đêm từ 4 – 100C.

Thời tiết được phân chia thành 2 mùa rõ rệt, mùa khô và mùa mưa. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, có những đợt rét đậm, rét hại, mực nước ngầm giảm, các khe suối cạn kiệt, hạn hán có thể xảy ra. Mùa mưa tập trung từ tháng 6 đến tháng 10, thường xảy ra lũ ống, lũ quét gây sạt lở đất, cuốn trôi cây trồng, vật nuôi, tàn phá các công trình thủy lợi, đường giao thông đi lại, mùa mưa có những tháng có thời tiết nắng nóng, kèm theo những đợt gió Lào khô rát, ảnh hưởng đến sản xuất nông – lâm nghiệp và nguy cơ cháy rừng cao.

Phú Lệ có nguồn tài nguyên rừng rất lớn được sự bồi đắp của khí hậu đã góp phần quan trọng trong sự phát triển của cây trồng sinh trưởng và phát triển. Nhờ sự đa dạng của các yếu tố sinh thái, địa hình và thổ nhưỡng mà hệ động thực vật trên địa bàn khá đa dạng và phong phú, là địa phương có diện tích rừng đặc dụng thuộc khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông là nơi hội tụ của các loại động, thực vật sinh trưởng quý hiếm cần được bảo vệ và khai thác hợp lý. Đối với rừng sản xuất, cây trồng chủ yếu là cây luồng, ngoài ra còn có nứa, xoan, keo, lát…với trữ lượng ở mức trung bình, rừng gỗ thuộc loại rừng non và rừng nghèo, các loại rừng tre, nứa hỗn giao cũng đều ở tình trạng nghèo.

Tài nguyên nước của Phú Lệ chủ yếu phụ thuộc vào chế độ nước tự nhiên của hệ thống sông suối, dòng chảy tương đối ổn định, song lưu lượng không nhiều, hạn chế đến việc cung cấp nước. Bên cạnh đó, nguồn nước ngầm có trữ lượng ít, khó khăn cho việc khai thác.

Phú Lệ là vùng đất có nhiều khoáng sản quý trên và dưới lòng đất. Dọc các con suối nhỏ và dọc sông Mã có khoáng sản vàng. Ngoài ra đá vôi, cát, sỏi là vật liệu xây dựng sẵn có. Đây thực sự là nguồn tài nguyên quý giá cần được khai thác hợp lý.

Đặc biệt Phú Lệ nằm trong quần thể núi đá vôi với khu bảo tồn cảnh quan núi đá vôi Pù Luông – Cúc Phương. Có khu di tích Lịch sử hang Co Phường tại bản Sại ngoài ra còn có nhiều phong tục tập quán mang đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc Thái – Mường.

1.2 Khái quát các loại đất chủ yếu phân bố trên địa bàn của xã

- Đất sản xuất nông nghiệp :100,51 ha

- Đất lâm nghiệp:4109,44 ha

-Đất nuôi trồng thủy sản:12,12 ha

- Đất phi nông nghiệp:120,73 ha

- Đất ở: 23,47 ha

- Đất chuyên dùng :30,51 ha

- Đất chưa sử dụng:8,33 ha

1.3. Hệ thống sông, suối lớn chảy qua địa bàn của xã;

Hệ thống sông suối gồm có Sông Mã và suối Pưng, được gọi theo tiếng dân tộc Thái.

Sông Mã là sông chảy nhanh như con ngựa phi nên gọi là sông Mã

Nguồn gốc của sông Mã là được bắt nguồn từ Điện Biên, chảy qua địa bàn Bản Sại với độ dài 7km.

Suối Pưng gọi theo sự tích của cha ông, nguồn gốc bắt nguồn từ bản Pà Ban xã Thành Sơn Bá Thước, đều chảy qua 04 thôn bản của xã với độ dài là 10km.

1.2. Hệ thống đồi, núi đá, núi đất, độ cao của núi trong địa bàn của xã

- Hệ thống đồi, núi thuộc địa bàn Bản Sại gồm có 04 đồi và 03 núi đá:

Tên đồi:

Pom co Lềm độ cao 1.500m, gọi theo tên một nhóm gỗ

Pom Bá độ cao 1000m, gọi theo tên xưa nay có cây đa mọc trên đó

Pom ca Đăng độ cao 1.500m, có hai đồi như sống mũi nên gọi như vậy

Săn Tenh Be độ cao 2000m

Cằng Pù Hào độ cao khoảng 600m

Núi đá:

Pha khao, độ cao 2.500m, là núi đá trắng

Pha Bó lạnh, độ cao 3000m, có nước vào mùa mưa và khô cạn vào mùa khô

Pha Đun độ cao 300m, núi đối diện với mó nước Đun

- Hệ thống đồi, núi thuộc Bản Tân Phúc: Đồi Xam Kha, độ cao: 1.300m; Đồi Săn Tanh Be, độ cao: 1.500m; Đồi Săn Hông, độ cao: 1000m; Đồi Săn Tíu, độ cao: 800m; Đồi Săn Hống, độ cao: 1.300m; Đồi săn Mói, độ cao: 1.300m; Đồi Săn Khằm, độ cao: 1.300m.

+ Núi đá: Núi Phá Lọng ; Núi Phá Bó Lạnh; Núi Phá Mường Mú.

+ Đồi núi đá, núi đất gọi theo tiếng Thái.

- Hệ thống đồi, núi thuộc địa bàn Bản Đuốm: Núi Đá vôi ,Độ cao 620m.

- Hệ thống đồi, núi thuộc địa bàn Bản Hang: Núi Cằng Hào độ cao khoảng 600m ; ý nghĩa do giáp núi Nàng Tơ pha Úm Lúc; Tên gọi của đồi núi đá theo tiếng dân tộc Thái.

Pha Lăng Hườn: độ cao khoảng 620m. Gọi theo tiếng dân tộc thái. Ý nghĩa tên gọi là núi đá ở đằng sau bản vì tiếng thái “pha” là núi, “lăng hườn” là sau bản làng gọi đồi là Lăng Hườn theo tiếng dân tộc Thái.

Pha Pán: được gọi theo tiếng dân tộc thái; ý nghĩa là chắn gió và che khuất tầm nhìn, theo tiếng thái “pha” là Núi, “Pán” là che chắn.

1.5. Hệ thống hang, động nằm trong phạm vi địa bàn của xã

- Hệ thống Hang động trên địa bàn Bản Sại gồm có 04 hang động: Hàng Pưng, Hang Trạng, Hang Pha Đun và Hang Co Phường.

Tên gọi của các Hang động được gọi theo tiếng dân tộc Thái

+ Hang Pưng là Hang ở cuối nguồn suối Pưng nên gọi là Hang Pưng.

+ Hang Trạng là có hình đầu con voi nên gọi là Hang Trạng

+ Hang Pha Đun là Hang đối diện với mó nước Đun nên gọi là Pha Đun

+ Hang Co Phường là hang có cây khế, nay là khu Di tích Lịch sử Hang Co Phường.

+ Hang Càng Cói: là Hang con Ma Cà Rồng trú ẩn nên gọi là Càng Cói( Ma cà Rồng)

+Hang Bo Mười gọi theo tiếng thái, theo truyền thuyết ngày xưa các cụ gọi Hang Bo Mười vì trước cửa Hang có một Mó nước và ở đó có một bụi Bương gọi theo tiếng Thái là Co Mười nên người dân đặt tên là Hang Bo Mười, thuộc địa bàn bản Hang.

Hang bó Hang( có nghĩa là có hang sâu ) Hang bó Khoòng nó từ Mường Khoòng sang hiện là Bá Thước.( thuộc bản Hang)

Bó địp nghĩa Địp là sống uống được nước sống.( thuộc bản Hang)

1.6. Hệ thống thung lũng trong phạm vi địa bàn của xã

Tên thung lũng: Thung Hang thuộc địa bàn các bản Hang.Tên gọi thung lũng theo tiếng dân tộc Thái, ý nghĩa của tên gọi: ngày xưa có người dân bản Hang tản cư vào làm kinh tế ở đó nên gọi thung Hang.

Thung Lũng Mường Mu gọi theo tiếng dân tộc thái, Ý nghĩa là phạm vi rộng, có nhiều lợn rừng sinh sống tại đó nên gọi là Mường Mú ( Lợn).

1.7. Các loài động vật rừng chủ yếu trước đây và hiện nay trên địa bàn của xã

Các loài động vật rừng chủ yếu trước đây: Bò tót, Hổ, Nai, Hoẵng, lợn lòi, hổ, khỉ…Phân bố trên địa bàn bốn thôn bản.

Các loài động vật rừng chủ yếu hiện nay: Hoãng, nhím, khỉ, lơn lòi, gà rừng, sơn dương vẫn đang còn và phân bố chủ yếu thuộc địa bàn Bản Đuốm và Bản Hang

1.8 Các loài thực vật (gồm các loại gỗ, cây làm nguyên liệu công nghiệp, cây làm thuốc và các loại thảm thực vật khác...).như: Sến, Tấu, Nghiến, Trò, Lim, Tre, Luồng, Xoan, Sa Nhân, Khúc Khắc, Cu Ly, Máu Chó…hiện nay còn nhưng trữ lượng ít phân bố đều trên bốn thôn bản.

a) Các loài thực vật( gồm các loại gỗ, cây làm nguyên liệu công nghiệp, cây làm thuốc) trước đây: Sa nhân, Khúc Khắc, Củ Ba Mươi, Máu Chó, Sến, Tấu, Nghiến, Trò, Lim…Phân bố đều trên bốn thôn bản và đều được sử dụng làm thuốc và làm nguyên liệu công nghiệp và đem lại giá trị kinh tế cao.

b) Các loài thực vật hiện nay đang còn là: Trò, Lim, Xến. Trai, nghiến, Xến Tấu, Tre, Luồng, Xoan ; Cây dược liệu: Sa Nhân, Khúc khắc, cu ly, Máu chó; phân bố đều trên 04 thôn bản và đều đem lại hiệu quả kinh tế cao.

2. Đặc điểm lịch sử

2.1. Các di tích lịch sử trên địa bàn xã.

Trên địa bàn xã có Khu Di tích lịch sử Hang Co Phường thuộc địa bàn Bản Sại.

Khu Dích tích lịch sử hang Co Phường gắn với sự kiện lịch sử đó là: Tại Bản Sại ( Hang Co Phường) là điểm trung chuyển lương thực phục vụ cho chiến dịch Thượng Lào, khi dân công hỏa tuyến đến tại điểm nghỉ ( Hang Co Phường) thì bị máy bay thực dân Phúp oanh tạc ném bom vào ngày 02 tháng 4 năm1953 làm cho 11 dân công hỏa tuyến hi sinh trong hang Co Phường khi chạy vào trong hang ẩn nấp, đa số là người con của huyện Thiệu Hóa. Để tri ân và tưởng nhớ công lao của 11 liệt sỹ hi sinh tại Hang Co Phường. Đảng và Nhà nước bước đầu đã đầu tư xây Bia tưởng niệm Hang co Phường vào năm 1997sau đó đến năm 2011được nâng cấp lên thành Khu Di tích lịch sử cách mạng( cấp tỉnh). Đây là địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống anh hùng cách mạng cho các thế hệ mai sau.

2.2. Các sự kiện lịch sử quan trọng cần lưu ý

Giai đoạn 1964 – 1973, đế quốc Mỹ đánh phá miền Bắc, dân quân du kích xã Phú Lệ tham gia trực chiến, phòng không bảo vệ các công trình giao thông, cầu đường, bảo vệ khu vực dân cư và tổ chức cho nhân dân sơ tán tránh máy bay địch bắn phá. Đế quốc Mỹ đã ném hàng trăm tấn bom đạn xuống cầu suối Pưng và đồng ruộng sản xuất của bản. Tháng 10 – 1965 đến 14 - 5 – 1967, các đồng chí Hà Kim Tấn, Hà Văn Tọn, Vi Văn Ngọm cùng đội du kích xã bắn rơi máy bay địch tại đỉnh núi Pha U Hò.

Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, bộ đội và du kích xã Phú Lệ gồm 19 người. Trong đó, hi sinh trong cuộc kháng chiến 9 người.( danh sách xem phụ lục)

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, bộ đội và du kích xã Phú Lệ là 102 người. Trong đó, hi sinh trong cuộc kháng chiến 29 người. (danh sách xem phụ lục )

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ xã Phú Lệ có 34 người là Thương binh, Bệnh binh.

Dân công hỏa tuyến tham gia kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ,chiến tranh bảo vệ tổ quốc và làm nhiệm vụ quốc tế gồm 66 người ( danh sách xem phụ lục)

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ nhân dân xã Phú Lệ đã có nhiều đóng góp cả về sức người và của góp phần vào công cuộc bảo vệ tổ quốc. Đặc biệt là ngày 14/5/1967 lực lượng dân quân xã đã bắn rơi được một máy bay F105 của Mỹ tại đỉnh Pha U Hò. Từ những thành tích đã đạt được đến năm 1996 tại Quyết định số 761 KT/CTN, ngày 29 tháng 01 năm 1996 xã Phú Lệ được Chủ tịch Nước phong tặng Danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

2.3. Khái quát thành tích nổi bật trong xây dựng đời sống văn hóa, xây dựng nông thôn mới.

Từ sau khi chia tách xã đến nay cùng với sự đổi mới do Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, tháng 12/ 1986, cán bộ và nhân dân xã Phú Lệ đã không ngừng đổi mới, trong quá trình xây dựng, phát triển kinh tế xã hội, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân. Đến nay kinh tế của xã đã có nhiều chuyển biến tích cực, đời sống của nhân dân không ngừng được nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần. Tính đến năm 2016 tổng giá trị sản xuất của xã đạt 23.770.312.500đ, thu nhập bình quân đầu người đạt 12.650.000đ/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều giảm xuống còn 134 hộ chiếm 32,2%.

Thời điểm hiện tại 4/4 thôn bản của xã được công nhận bản văn hóa cấp huyện. Trong năm 2016 công nhận được 225 hộ gia đình đạt danh hiệu gia đình văn hóa từ 3 năm trở lên.

Trình độ trung học, THPT và số lượng học sinh thi đậu vào các trường Cao đẳng, Đại học ngày càng tăng.

Về xây dựng nông thôn mới tính đến hết năm 2016 xã đạt 10/19 tiêu chí. Phấn đấu trong năm 2017 Bản Hang đạt chuẩn nông thôn mới.

2.4. Những gương cá nhân, gia đình, dòng họ tiêu biểu điển hình của xã có nhiều đóng góp cho quê hương, đất nước gồm:

stt

Họ và tên

Quê quán

Chức vụ

1

Hà Văn Nhậm

Bản Sại- Phú Lệ

Nguyên là CN HTX Chòm Sại- Du kích chống pháp

2

Vi Văn Ọ

Bản Sại – Phú Lệ

Nguyên Bí Thư Chi bộ đầu tiên của Chòm Sại

3

Phạm Minh Do

Bản Đuốm- Phú Lệ

Nguyên Bí thư Đảng ủy- Đại biểu QH khóa XV- XVI

4

Hà Kim Đính

Bản Sại- Phú Lệ

Đại tá- Phó CHQS tỉnh Thanh Hóa

5

Hà Xuân Thém

Bản Tân Phúc- Phú Lệ

Nguyên CB Tổ chức Huyện ủy

6

Hà văn Nguyến

Bản Hang- Phú Lệ

Nguyên CT UBND huyện Quan Hóa

7

Hà Kim Tấn

Bản Sại – Phú Lệ

Dân Quân Du Kích bắn rơi Máy bay tại Pha U Hò

8

Hà Xuân Pớt

Bản Sại- Phú Lệ

Đại Tá- Chủ nhiệm hậu cần Binh đoàn 678

9

Hà Đức Lý

Bản Sại- Phú Lệ

Nguyên CT UBND huyện Quan Hóa

10

Hà Mạnh Hùng

Bản Sại- Phú Lệ

Nguyên Bí thư Huyện ủy Quan Hóa

3. Đặc điểm kinh tế- xã hội

3.1. Các loại cây trồng chủ yếu:

Trên địa bàn xã cây trồng chủ yếu là cây luồng, xoan, cây chuối, cây lúa, ngô, khoai, sắn…

3.2. Các loại cây làm hàng hóa mũi nhọn: cây luồng

3.3. Các loài vật nuôi chủ yếu: trâu, bò, lợn, gà, vịt, chó…

3.4. Hệ thống trang trại, gia trại trên địa bàn của xã : do điều kiện tự nhiên, diện tích đất canh tác, điều kiện kinh tế không đảm bảo để làm trang trại, do vậy trên địa bàn xã không có trang trại nào mà chủ yếu là chăn nuôi hộ gia đình nhỏ lẻ.

3.5. Trên địa bàn xã có những loại rừng sau: rừng phòng hộ, rừng sản xuất, rừng đặc dụng.

3.6. Các nghề truyền thống trước đây như: nghề dệt thổ cẩm, đan lát. Hiện nay vẫn duy trì trên 4 thôn bản của xã.

3.7. Các chợ trên địa bàn của xã: trước đây có chợ Phú lệ. Nhưng do hoạt động của chợ hiệu quả không cao nên đã giải tán.

3.8. Hệ thống tưới tiêu ruộng đồng: Nguồn nước của hệ thống tưới tiêu lấy từ mương phai kiên cố, sông suối, mó nước....

3.9. Địa bàn xã không có công trình thủy điện quốc gia nào, Bản Sại nằm trong lòng hồ Thủy điện Hồi Xuân.

3.10. Các tuyến đường giao thông trên địa bàn xã

- Địa bàn xã có đường quốc lộ 15A đi qua với tổng chiều dài 4km và đường 521 Phú Lệ - Cành Nàng với tổng chiều dài 10km.

-Trên địa bàn xã gồm 3 cái cầu: Cầu qua Suối Pưng trên quốc lộ 15A( thuộc Bản Sại), cầu cứng trên đường 521 Phú Lệ- Cành Nàng ( Thuộc Bản tân Phúc), và cầu treo qua Sông Mã nối liền giữa xã Phú Lệ và Phú Sơn. ( thuộc bản Sại)