Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
127479

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH XÃ PHÚ LỆ

Ngày 13/11/2017 10:42:53

1. Tên gọi:

1.1. Tên gọi trước đây: Mường Ánh Tên gọi theo tiếng dân tộc Thái. Ý nghĩa của tên gọi: trước đây Mường Ánh gồm 4 xã Phú Lê, Phú Sơn, Phú Xuân, Phú Thanh ngày nay, lấy tên Mường Ánh theo Mó Pom Ánh tại Bản Chiềng xã Phú Sơn.

1.2.Tên gọi hiện nay: Phú Lệ. Tên gọi theo tiếng dân tộc Thái.Ý nghĩa của tên gọi ( không rõ)

2. Lịch sử hình thành: .

2.1. Xã Phú Lệ (thuộc Mường Ánh) được thành lập từ lâu đời gồm 4 xã: Phú Lệ, Phú Thanh, Phú Sơn, Phú Xuân.

Ngày 13 tháng 6 năm 1966, Bộ Nội vụ đã ra Quyết định số 98 về việc điều chỉnh địa giới. Trong đó có việc thành lập xã Phú Xuân trên cơ sở hợp nhất gồm có 5 chòm (HTX) đó là: HTX chòm Mỏ, HTX chòm Pan, HTX chòm Phé, HTX chòm Bá, HTX chòm Mí thuộc xã Phú Lệ (Mường Ánh) .

Ngày 29 - 02 – 1988, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 19 – HĐBT “Về việc phân vạch địa giới hành chính một số xã của huyện Như Xuân, huyện quan Hóa thuộc tỉnh Thanh Hóa do Phó Chủ tịch kiêm Tổng Bí thư Hội đồng Bộ trưởng ký; Quyết định số 35/TBTC-QH, ngày 30 tháng 4 năm 1988 của Chủ tịch UBND huyện Quan Hóa về việc thông báo Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng chia tách xã Phú Lệ thành 3 xã Phú Lệ, Phú Thanh, Phú Sơn.

Ngày 25/6/1988, tại hội trường Nà Bó, Bản Sại, xã Phú Lệ đồng chí Hà Văn Nguyến- Chủ tịch UBND huyện công bố Quyết định chia tách xã. Từ ngày 26 tháng 6 năm 1988 phân chia tài sản, ranh giới theo bản đồ số...đồng thời theo quyết định số 04-QĐ-UBND, ngày 20/5/1988 về việc phân công trách nhiệm giữ các chức vụ lãnh đạo ở các xã Phú Lệ, Phú Thanh, Phú Sơn.

Xã Phú Lệ hiện nay có 4 bản (bản Sại, bản Tân Phúc, bản Đuốm, bản Hang)

2.2. Phú Lệ là vùng đất có nhiều khoáng sản quý trên và dưới lòng đất. Dọc các con suối nhỏ và dọc sông Mã có khoáng sản vàng. Ngoài ra đá vôi, cát, sỏi là vật liệu xây dựng sẵn có. Đây thực sự là nguồn tài nguyên quý giá cần được khai thác hợp lý.

Đặc biệt Phú Lệ nằm trong quần thể núi đá vôi với khu bảo tồn cảnh quan núi đá vôi Pù Luông – Cúc Phương. Có khu tưởng niệm hang Co Phường tại bản Sại ngoài ra còn có nhiều phong tục tập quán mang đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc Thái – Mường. Phú Lệ là nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của huyện, có vị trí chiến lược quan trọng là nơi trú quân của nhiều đoàn quân dân quân hỏa tuyến hành quân lên Điện Biên Phủ và chiến dịch Thượng Lào. Các công trình tâm linh, tưởng niệm được xây dựng gắn với chiến tích của những đoàn quân qua đây cùng với sự đóng góp của quân và dân Phú Lệ. Tất cả những di tích lịch sử văn hóa, phong tục tập quán, lễ hội truyền thống hiện đang gìn giữ, tôn tạo, quảng bá và là cơ hội phát triển du lịch sinh thái hiện nay, kết hợp với du lịch Hòa Bình và vùng Tây Bắc, tạo thành điểm thu hút khách du lịch đặc biệt với du khách nước ngoài.

2.3. Địa dư hành chính của xã Phú Lệ thuộc Mường Ánh, tổng Quan Hóa.

LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH XÃ PHÚ LỆ

Đăng lúc: 13/11/2017 10:42:53 (GMT+7)

1. Tên gọi:

1.1. Tên gọi trước đây: Mường Ánh Tên gọi theo tiếng dân tộc Thái. Ý nghĩa của tên gọi: trước đây Mường Ánh gồm 4 xã Phú Lê, Phú Sơn, Phú Xuân, Phú Thanh ngày nay, lấy tên Mường Ánh theo Mó Pom Ánh tại Bản Chiềng xã Phú Sơn.

1.2.Tên gọi hiện nay: Phú Lệ. Tên gọi theo tiếng dân tộc Thái.Ý nghĩa của tên gọi ( không rõ)

2. Lịch sử hình thành: .

2.1. Xã Phú Lệ (thuộc Mường Ánh) được thành lập từ lâu đời gồm 4 xã: Phú Lệ, Phú Thanh, Phú Sơn, Phú Xuân.

Ngày 13 tháng 6 năm 1966, Bộ Nội vụ đã ra Quyết định số 98 về việc điều chỉnh địa giới. Trong đó có việc thành lập xã Phú Xuân trên cơ sở hợp nhất gồm có 5 chòm (HTX) đó là: HTX chòm Mỏ, HTX chòm Pan, HTX chòm Phé, HTX chòm Bá, HTX chòm Mí thuộc xã Phú Lệ (Mường Ánh) .

Ngày 29 - 02 – 1988, Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 19 – HĐBT “Về việc phân vạch địa giới hành chính một số xã của huyện Như Xuân, huyện quan Hóa thuộc tỉnh Thanh Hóa do Phó Chủ tịch kiêm Tổng Bí thư Hội đồng Bộ trưởng ký; Quyết định số 35/TBTC-QH, ngày 30 tháng 4 năm 1988 của Chủ tịch UBND huyện Quan Hóa về việc thông báo Quyết định của Hội đồng Bộ trưởng chia tách xã Phú Lệ thành 3 xã Phú Lệ, Phú Thanh, Phú Sơn.

Ngày 25/6/1988, tại hội trường Nà Bó, Bản Sại, xã Phú Lệ đồng chí Hà Văn Nguyến- Chủ tịch UBND huyện công bố Quyết định chia tách xã. Từ ngày 26 tháng 6 năm 1988 phân chia tài sản, ranh giới theo bản đồ số...đồng thời theo quyết định số 04-QĐ-UBND, ngày 20/5/1988 về việc phân công trách nhiệm giữ các chức vụ lãnh đạo ở các xã Phú Lệ, Phú Thanh, Phú Sơn.

Xã Phú Lệ hiện nay có 4 bản (bản Sại, bản Tân Phúc, bản Đuốm, bản Hang)

2.2. Phú Lệ là vùng đất có nhiều khoáng sản quý trên và dưới lòng đất. Dọc các con suối nhỏ và dọc sông Mã có khoáng sản vàng. Ngoài ra đá vôi, cát, sỏi là vật liệu xây dựng sẵn có. Đây thực sự là nguồn tài nguyên quý giá cần được khai thác hợp lý.

Đặc biệt Phú Lệ nằm trong quần thể núi đá vôi với khu bảo tồn cảnh quan núi đá vôi Pù Luông – Cúc Phương. Có khu tưởng niệm hang Co Phường tại bản Sại ngoài ra còn có nhiều phong tục tập quán mang đậm nét bản sắc văn hóa dân tộc Thái – Mường. Phú Lệ là nơi thành lập Chi bộ Đảng đầu tiên của huyện, có vị trí chiến lược quan trọng là nơi trú quân của nhiều đoàn quân dân quân hỏa tuyến hành quân lên Điện Biên Phủ và chiến dịch Thượng Lào. Các công trình tâm linh, tưởng niệm được xây dựng gắn với chiến tích của những đoàn quân qua đây cùng với sự đóng góp của quân và dân Phú Lệ. Tất cả những di tích lịch sử văn hóa, phong tục tập quán, lễ hội truyền thống hiện đang gìn giữ, tôn tạo, quảng bá và là cơ hội phát triển du lịch sinh thái hiện nay, kết hợp với du lịch Hòa Bình và vùng Tây Bắc, tạo thành điểm thu hút khách du lịch đặc biệt với du khách nước ngoài.

2.3. Địa dư hành chính của xã Phú Lệ thuộc Mường Ánh, tổng Quan Hóa.