Ý kiến thăm dò

Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
127479

Xã Phú Lệ, huyện Quan Hóa: Triển khai “Tháng hành động tuyên truyền về nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến”

Ngày 06/07/2023 09:51:19

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Công văn số 9112/UBND-CNTT, về việc triển khai chiến dịch “Tháng hành động tuyên truyền về nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến”. Và Công văn số: 1635/UBND-VHTT, ngày 04/7/2023 của UBND huyện Quan Hóa V/v tuyên truyền, phổ biến và tham gia thực hành Chiến dịch “Tháng hành động tuyên truyền về nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến”

Công an xã Phú Lệ, Ban VH&TT theo chức năng, nhiệm vụ, tiếp tục chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương có liên quan triển khai thực hiện việc"Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin giai đoạn 2021 - 2025"; Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn toàn.3ee32d8121b5f1eba8a4.jpg

Theo ghi nhận của Cục An toàn thông tin(Bộ Thông tin và Truyền thông),trong6 tháng đầu năm2023, tình hình lừa đảo trực tuyến tại Việt Namtăng 64,78%so cùng kỳ năm ngoái;tăng 37,82 %so 6 tháng cuối năm 2022.

Hiện có 3 nhóm lừa đảo chính đó là: giả mạo thương hiệu, chiếm đoạt tài khoản và các hình thức kết hợp khác, với 24 hình thức lừa đảo đang diễn ra trên không gian mạng Việt Nam; việc lừa đảo thường nhắm vào các nhóm đối tượng: người cao tuổi, trẻ em, sinh viên, thanh niên, công nhân, người lao động, nhân viên văn phòng.

Một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này được xác định đến từ nhận thức của người sử dụng. Các cuộc tấn công mạng có xu hướng tập trung chủ yếu vào con người thay vì máy móc, thiết bị.

Bên cạnh các giải pháp kỹ thuật, Cục An toàn thông tin nhận thấy việc tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức nhằm trang bị cho mỗi cá nhân những kiến thức và kỹ năng cơ bản để bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng là yếu tố then chốt, giúp tạo dựng một không gian mạng Việt Nam an toàn, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội số một cách bền vững.

Chiến dịch "Tháng hành động tuyên truyền về nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến" được triển khai từ ngày 23/6 - 23/7/2023, dưới sự chủ trì Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và truyền thông) phối hợp cùng thành viên Liên minh tuyên truyền nâng cao nhận thức và kỹ năng đảm bảo an toàn thông tin cho người dân trên không gian mạng.

Chiến dịch được triển khai trên diện rộng, nhằm nâng cao nhận thức cho người dân thông qua các clip tình huống lừa đảo trực tuyến phổ biến, các tip hướng dẫn nhận diện 24 hình thức lừa đảo, đồng thời cung cấp bộ cẩm nang kiến thức phòng tránh để bảo vệ bản thân và gia đình trên không gian mạng.

Hưởng ứng "Tháng hành động tuyên truyền về nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến", Cục An toàn thông tin mong muốn các đơn vị, cơ quan báo chí phối hợp cùng tham gia sản xuất chuỗi series các bài viết, video, phóng sự và các nội dung trên nền tảng truyền thông nhằm lan tỏa thông điệp rộng rãi tới toàn bộ người dân Việt Nam.

Cục An toàn thông tin sẽ cung cấp bộ Cẩm nang nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến làm tư liệu sản xuất nội dung cho các đơn vị.

1

Lừa đảo trực tuyến, tấn công mạng ngày càng tinh vi, nguy hiểm. (Ảnh minh họa).

Việc tuyên truyền về nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến là một nhiệm vụ cần thiết và cấp bách trong thời đại số hóa, bảo vệ an toàn thông tin cho mọi đối tượng tham gia hoạt động trên môi trường mạng.

Sau đây là cảnh báo, nhận diện 24 hình thức lừa đảo đang diễn ra trên không gian mạng Việt Nam mà người dân cần phòng chống:

1. Combo Du lịch giá rẻ, các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tiền bạc, thông tin cá nhân thông qua bẫy mua dịch vụ du lịch trọn gói.

2. Cuộc gọi Video, Deepfake, Deepvoice, các đối tượng sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để tạo ra những video hoặc hình ảnh giả, sao chép chân dung nhằm tạo ra các đoạn video giả người thân, bạn bè để thực hiện các cuộc gọi lừa đảo trực tuyến.

3. Giả mạo biên lai chuyển tiền thành công, các đối tượng lừa nạn nhân mua hàng số lượng lớn trên mạng xã hội. Làm giả biên lai chuyển tiền thành công bằng phần mềm.

4. Giả danh nhân viên y tế báo người thân đang cấp cứu, các đối tượng gọi điện thoại thông báo người thân đang cấp cứu trong bệnh viện, yêu cầu chuyển tiền mổ gấp.

5. Tuyển người mẫu nhí, các đối tượng lợi dụng mạng xã hội tiếp cận, dụ dỗ phụ huynh có con trẻ đăng ký ứng tuyển người mẫu nhí. Yêu cầu nạn nhân đóng nhiều loại phí.

6. Thông báo "khóa sim" vì chưa chuẩn hóa thuê bao, các đối tượng gọi điện thoại thông báo khóa dịch vụ viễn thông. Nạn nhân làm theo hướng dẫn sẽ mất thông tin cá nhân.

7. Thủ đoạn giả danh các công ty tài chính, ngân hàng, các đối tượng cung cấp các khoản vay tiền với lãi suất thấp, thủ tục đơn giản. Yêu cầu nạn nhân đóng phí làm thủ tục rồi chiếm đoạt.

8. Cài cắm ứng dụng, link quảng cáo cờ bạc, cá độ, tín dụng đen, các đối tượng gài bẫy quảng cáo, ứng dụng cho vay. Nạn nhân sau khi cài đặt ứng dụng và cấp quyền cho ứng dụng truy cập điện thoại sẽ bị kẻ gian chiếm đoạt thông tin cá nhân.

9. Giả mạo trang thông tin điện tử, cơ quan, doanh nghiệp (BHXH, ngân hàng…), các đối tượng tạo trang web giả mạo có giao diện giống với trang web của các cơ quan, doanh nghiệp. Người dùng khai bá thông tin trên trang web sẽ bị đánh cắp thông tin cá nhân.

10. Lừa đảo SMS Brandname, phát tán tin nhắn giả mạo, các đối tượng sử dụng trạm phát sóng BTS giả mạo để gửi hàng loạt tin nhắn lừa đảo tới người dùng. Nạn nhân làm theo hướng dẫn từ tin nhắn sẽ bị đánh cắp thông tin cá nhân.

11. Lừa đảo đầu tư chứng khoán, tiền ảo, đa cấp, các đối tượng gửi link thanh toán trực tuyến tham gia sàn giao dịch ảo, yêu cầu nạn nhân gửi tiền đặt cọc rồi chiếm đoạt.

12. Lừa đảo tuyển CTV online, các đối tượng tuyển cộng tác viên "việc nhẹ lương cao" giả mạo các trang sàn thương mại điện tử như Tiki, Shopee, Lazada và các thương hiệu lớn để chiếm đoạt tài sản của các nạn nhân.

13. Đánh cắp tài khoản mạng xã hội, nhắn tin lừa đảo, các đối tượng chiếm quyền đăng nhập vào tài khoản Facebook, Zalo nhắn tin cho bạn bè, người thân hỏi vay tiền.

14. Giả danh cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án gọi điện lừa đảo, các đối tượng giả danh cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án để gọi điện hăm dọa và sử dụng các chiêu trò lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản của nạn nhân.

15. Rao bán hàng giả hàng nhái trên sàn thương mại điện tử, các đối tượng đăng tải quảng cáo mời chào người tiêu dùng mua hàng giả, hàng kém chất lượng không rõ nguồn gốc, xuất xứ trên các sàn thương mại điện tử.

16. Đánh cắp thông tin CCCD đi vay nợ tín dụng, các đối tượng bẫy người dùng internet khai báo thông tin CCCD trên các mẫu khảo sát. Từ đó sử dụng thông tin cá nhân đã đánh cắp để vay nợ tín dụng.

17. Lừa đảo chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng, các đối tượng lừa đảo chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng và giả danh người thu hồi nợ để yêu cầu trả lại số tiền.

18. Lừa đảo dịch vụ lấy lại tiền khi đã bị lừa, các đối tượng giả danh nhân vật có uy tín, sức ảnh hưởng cung cấp dịch vụ lấy lại tiền đã mất cho nạn nhân. Yêu cầu nạn nhân thanh toán trước hoặc cung cấp thông tin cá nhân.

19. Lừa đảo lấy cắp Telegram OTP, các đối tượng lập tài khoản Telegram giả danh các cơ quan, tổ chức. Gửi tin nhắn yêu cầu xác thực tài khoản cho nạn nhân nhằm chiếm đoạt mã OTP để truy cập tài khoản của họ.

20. Lừa đảo tung tin giả về cuộc gọi mất tiền như FlashAI, các đối tượng gọi điện thông báo tin giả, hướng dẫn cuộc gọi mất tiền FlashAI. Nạn nhân làm theo hướng dẫn sẽ bị chiếm đoạt thông tin cá nhân.

21. Lừa đảo dịch vụ lấy lại Facebook, các đối tượng tạo trang web quảng cáo dịch vụ lấy lại tài khoản facebook. Yêu cầu người dùng cung cấp tiền cọc, thông tin cá nhân.

22. Lừa đảo tình cảm, dẫn dụ đầu tư tài chính, gửi bưu kiện, trúng thưởng, các đối tượng thông qua các mạng xã hội và ứng dụng hẹn hò tiếp cận người dùng. Lợi dụng tình cảm nạn nhân lừa chuyển tiền, kêu gọi đầu tư tài chính.

23. Rải link phishing lừa đảo, seeding quảng cáo bẩn trên Facebook, mạng xã hội, các đối tượng tạo trang web giả mạo ngân hàng hoặc dịch vụ trực tuyến với mục đích thu thập thông tin cá nhân của các người dùng internet.

24. Lừa đảo cho số đánh đề, các đối tượng chiêu dụ người dùng chơi đề và yêu cầu nạn nhân chi trả tiền hoa hồng.

VH&TT xã Phú Lệ

Xã Phú Lệ, huyện Quan Hóa: Triển khai “Tháng hành động tuyên truyền về nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến”

Đăng lúc: 06/07/2023 09:51:19 (GMT+7)

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Công văn số 9112/UBND-CNTT, về việc triển khai chiến dịch “Tháng hành động tuyên truyền về nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến”. Và Công văn số: 1635/UBND-VHTT, ngày 04/7/2023 của UBND huyện Quan Hóa V/v tuyên truyền, phổ biến và tham gia thực hành Chiến dịch “Tháng hành động tuyên truyền về nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến”

Công an xã Phú Lệ, Ban VH&TT theo chức năng, nhiệm vụ, tiếp tục chủ trì, phối hợp với các đơn vị, địa phương có liên quan triển khai thực hiện việc"Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin giai đoạn 2021 - 2025"; Chiến lược An toàn, An ninh mạng quốc gia, chủ động ứng phó với các thách thức từ không gian mạng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 trên địa bàn toàn.3ee32d8121b5f1eba8a4.jpg

Theo ghi nhận của Cục An toàn thông tin(Bộ Thông tin và Truyền thông),trong6 tháng đầu năm2023, tình hình lừa đảo trực tuyến tại Việt Namtăng 64,78%so cùng kỳ năm ngoái;tăng 37,82 %so 6 tháng cuối năm 2022.

Hiện có 3 nhóm lừa đảo chính đó là: giả mạo thương hiệu, chiếm đoạt tài khoản và các hình thức kết hợp khác, với 24 hình thức lừa đảo đang diễn ra trên không gian mạng Việt Nam; việc lừa đảo thường nhắm vào các nhóm đối tượng: người cao tuổi, trẻ em, sinh viên, thanh niên, công nhân, người lao động, nhân viên văn phòng.

Một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng này được xác định đến từ nhận thức của người sử dụng. Các cuộc tấn công mạng có xu hướng tập trung chủ yếu vào con người thay vì máy móc, thiết bị.

Bên cạnh các giải pháp kỹ thuật, Cục An toàn thông tin nhận thấy việc tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức nhằm trang bị cho mỗi cá nhân những kiến thức và kỹ năng cơ bản để bảo đảm an toàn thông tin trên không gian mạng là yếu tố then chốt, giúp tạo dựng một không gian mạng Việt Nam an toàn, góp phần thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số, phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội số một cách bền vững.

Chiến dịch "Tháng hành động tuyên truyền về nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến" được triển khai từ ngày 23/6 - 23/7/2023, dưới sự chủ trì Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và truyền thông) phối hợp cùng thành viên Liên minh tuyên truyền nâng cao nhận thức và kỹ năng đảm bảo an toàn thông tin cho người dân trên không gian mạng.

Chiến dịch được triển khai trên diện rộng, nhằm nâng cao nhận thức cho người dân thông qua các clip tình huống lừa đảo trực tuyến phổ biến, các tip hướng dẫn nhận diện 24 hình thức lừa đảo, đồng thời cung cấp bộ cẩm nang kiến thức phòng tránh để bảo vệ bản thân và gia đình trên không gian mạng.

Hưởng ứng "Tháng hành động tuyên truyền về nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến", Cục An toàn thông tin mong muốn các đơn vị, cơ quan báo chí phối hợp cùng tham gia sản xuất chuỗi series các bài viết, video, phóng sự và các nội dung trên nền tảng truyền thông nhằm lan tỏa thông điệp rộng rãi tới toàn bộ người dân Việt Nam.

Cục An toàn thông tin sẽ cung cấp bộ Cẩm nang nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến làm tư liệu sản xuất nội dung cho các đơn vị.

1

Lừa đảo trực tuyến, tấn công mạng ngày càng tinh vi, nguy hiểm. (Ảnh minh họa).

Việc tuyên truyền về nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến là một nhiệm vụ cần thiết và cấp bách trong thời đại số hóa, bảo vệ an toàn thông tin cho mọi đối tượng tham gia hoạt động trên môi trường mạng.

Sau đây là cảnh báo, nhận diện 24 hình thức lừa đảo đang diễn ra trên không gian mạng Việt Nam mà người dân cần phòng chống:

1. Combo Du lịch giá rẻ, các đối tượng lừa đảo chiếm đoạt tiền bạc, thông tin cá nhân thông qua bẫy mua dịch vụ du lịch trọn gói.

2. Cuộc gọi Video, Deepfake, Deepvoice, các đối tượng sử dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để tạo ra những video hoặc hình ảnh giả, sao chép chân dung nhằm tạo ra các đoạn video giả người thân, bạn bè để thực hiện các cuộc gọi lừa đảo trực tuyến.

3. Giả mạo biên lai chuyển tiền thành công, các đối tượng lừa nạn nhân mua hàng số lượng lớn trên mạng xã hội. Làm giả biên lai chuyển tiền thành công bằng phần mềm.

4. Giả danh nhân viên y tế báo người thân đang cấp cứu, các đối tượng gọi điện thoại thông báo người thân đang cấp cứu trong bệnh viện, yêu cầu chuyển tiền mổ gấp.

5. Tuyển người mẫu nhí, các đối tượng lợi dụng mạng xã hội tiếp cận, dụ dỗ phụ huynh có con trẻ đăng ký ứng tuyển người mẫu nhí. Yêu cầu nạn nhân đóng nhiều loại phí.

6. Thông báo "khóa sim" vì chưa chuẩn hóa thuê bao, các đối tượng gọi điện thoại thông báo khóa dịch vụ viễn thông. Nạn nhân làm theo hướng dẫn sẽ mất thông tin cá nhân.

7. Thủ đoạn giả danh các công ty tài chính, ngân hàng, các đối tượng cung cấp các khoản vay tiền với lãi suất thấp, thủ tục đơn giản. Yêu cầu nạn nhân đóng phí làm thủ tục rồi chiếm đoạt.

8. Cài cắm ứng dụng, link quảng cáo cờ bạc, cá độ, tín dụng đen, các đối tượng gài bẫy quảng cáo, ứng dụng cho vay. Nạn nhân sau khi cài đặt ứng dụng và cấp quyền cho ứng dụng truy cập điện thoại sẽ bị kẻ gian chiếm đoạt thông tin cá nhân.

9. Giả mạo trang thông tin điện tử, cơ quan, doanh nghiệp (BHXH, ngân hàng…), các đối tượng tạo trang web giả mạo có giao diện giống với trang web của các cơ quan, doanh nghiệp. Người dùng khai bá thông tin trên trang web sẽ bị đánh cắp thông tin cá nhân.

10. Lừa đảo SMS Brandname, phát tán tin nhắn giả mạo, các đối tượng sử dụng trạm phát sóng BTS giả mạo để gửi hàng loạt tin nhắn lừa đảo tới người dùng. Nạn nhân làm theo hướng dẫn từ tin nhắn sẽ bị đánh cắp thông tin cá nhân.

11. Lừa đảo đầu tư chứng khoán, tiền ảo, đa cấp, các đối tượng gửi link thanh toán trực tuyến tham gia sàn giao dịch ảo, yêu cầu nạn nhân gửi tiền đặt cọc rồi chiếm đoạt.

12. Lừa đảo tuyển CTV online, các đối tượng tuyển cộng tác viên "việc nhẹ lương cao" giả mạo các trang sàn thương mại điện tử như Tiki, Shopee, Lazada và các thương hiệu lớn để chiếm đoạt tài sản của các nạn nhân.

13. Đánh cắp tài khoản mạng xã hội, nhắn tin lừa đảo, các đối tượng chiếm quyền đăng nhập vào tài khoản Facebook, Zalo nhắn tin cho bạn bè, người thân hỏi vay tiền.

14. Giả danh cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án gọi điện lừa đảo, các đối tượng giả danh cơ quan công an, viện kiểm sát, tòa án để gọi điện hăm dọa và sử dụng các chiêu trò lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản của nạn nhân.

15. Rao bán hàng giả hàng nhái trên sàn thương mại điện tử, các đối tượng đăng tải quảng cáo mời chào người tiêu dùng mua hàng giả, hàng kém chất lượng không rõ nguồn gốc, xuất xứ trên các sàn thương mại điện tử.

16. Đánh cắp thông tin CCCD đi vay nợ tín dụng, các đối tượng bẫy người dùng internet khai báo thông tin CCCD trên các mẫu khảo sát. Từ đó sử dụng thông tin cá nhân đã đánh cắp để vay nợ tín dụng.

17. Lừa đảo chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng, các đối tượng lừa đảo chuyển nhầm tiền vào tài khoản ngân hàng và giả danh người thu hồi nợ để yêu cầu trả lại số tiền.

18. Lừa đảo dịch vụ lấy lại tiền khi đã bị lừa, các đối tượng giả danh nhân vật có uy tín, sức ảnh hưởng cung cấp dịch vụ lấy lại tiền đã mất cho nạn nhân. Yêu cầu nạn nhân thanh toán trước hoặc cung cấp thông tin cá nhân.

19. Lừa đảo lấy cắp Telegram OTP, các đối tượng lập tài khoản Telegram giả danh các cơ quan, tổ chức. Gửi tin nhắn yêu cầu xác thực tài khoản cho nạn nhân nhằm chiếm đoạt mã OTP để truy cập tài khoản của họ.

20. Lừa đảo tung tin giả về cuộc gọi mất tiền như FlashAI, các đối tượng gọi điện thông báo tin giả, hướng dẫn cuộc gọi mất tiền FlashAI. Nạn nhân làm theo hướng dẫn sẽ bị chiếm đoạt thông tin cá nhân.

21. Lừa đảo dịch vụ lấy lại Facebook, các đối tượng tạo trang web quảng cáo dịch vụ lấy lại tài khoản facebook. Yêu cầu người dùng cung cấp tiền cọc, thông tin cá nhân.

22. Lừa đảo tình cảm, dẫn dụ đầu tư tài chính, gửi bưu kiện, trúng thưởng, các đối tượng thông qua các mạng xã hội và ứng dụng hẹn hò tiếp cận người dùng. Lợi dụng tình cảm nạn nhân lừa chuyển tiền, kêu gọi đầu tư tài chính.

23. Rải link phishing lừa đảo, seeding quảng cáo bẩn trên Facebook, mạng xã hội, các đối tượng tạo trang web giả mạo ngân hàng hoặc dịch vụ trực tuyến với mục đích thu thập thông tin cá nhân của các người dùng internet.

24. Lừa đảo cho số đánh đề, các đối tượng chiêu dụ người dùng chơi đề và yêu cầu nạn nhân chi trả tiền hoa hồng.

VH&TT xã Phú Lệ